KỸ NĂNG MỚI

Kỹ Năng Mới - Nơi Chia Sẻ Những Kỹ Năng,Khóa Học Miễn Phí,Tài Liệu... Giúp Bạn Phát Triển Kỹ Năng Và Học Free Mọi Thứ Trên Đời. Kynangmoi.Info - Bạn Cần Học Gì - Chúng Tôi Có Free.

Sunday, October 6, 2019

“Xuyên không” thời gian về thăm Đại Nội Kinh Thành Huế

“Xuyên không” thời gian về thăm Đại Nội Kinh Thành Huế


Nhắc tới Huế người ta sẽ nghĩ ngay về một thành phố thơ mộng lãng mạng. Huế ngày xưa là kinh đô của triều đại phong kiến nhà Nguyễn cuối cùng tại Việt Nam. Nơi đây vẫn còn lưu giữ vết tích Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn. Hãy cùng khám phá di tích Đại Nội Huế nơi có công trình kiến trúc cổ kính, độc đáo thuộc một phần di tích cố đô Huế này nhé!

Đại Nội Huế

Nằm ở bên bờ sông Hương, di tích Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét phong cách cổ xưa của triều đại nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại nội Huế bao gồm Hoàng thành và Tử Cấm Thành, Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế (nơi vua thiết triều và làm việc), Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).

Một góc cổ kính rêu phong của Đại Nội Huế. Ảnh: @linda
Một góc cổ kính rêu phong của Đại Nội Huế. Ảnh: @linda


Nơi lưu giữ nét cổ xưa của triều đại nhà Nguyễn. Ảnh: @khuong.ann
Nơi lưu giữ nét cổ xưa của triều đại Nhà Nguyễn. Ảnh: @khuong.ann

Nơi đây là một công trình có quy mô lớn trong lịch sử Việt Nam. Đến thăm đại nội Huế bạn sẽ ngỡ ngàng trước kiến trúc đồ sộ với hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài hay miếu thờ bề thế.

Hoàng thành Huế

Hoàng Thành Huế nằm giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ các vua chúa quá cố. Nơi đây gồm nhiều khu vực như: khu phòng vệ, khu vực cử hành hôn lễ, khu vực miếu thờ… Mặc dù có nhiều công trình lớn nhỏ nhưng tất cả được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và hàng cây tươi mát. Hoàng thành Huế có 4 cổng được đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn.

Một góc Hoàng Thành Huế. Ảnh: @chun.insta
Một góc Hoàng Thành Huế. Ảnh: @chun.insta

Cổng Ngọ Môn

Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng Thành của di tích Đại Nội Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng thượng và vương triều phong kiến. Ngọ Môn – có nghĩa là “cổng tý ngọ” – hướng về phía nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77 m, cạnh bên dài 27,6 m. Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Cổng Ngọ Môn có 5 cổng trong đó cửa chính ở giữa từng là cổng dành cho vua, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ và hai cổng bên ngoài là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu.

Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng Thành. Ảnh: @hanhattien
Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng Thành. Ảnh: @hanhattien

 Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Ảnh: @th_hanngg
Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Ảnh: @th_hanngg

Phía trên cổng Ngọ Môn là Lầu Ngũ Phụng được xây dựng bằng gỗ lim và chẵn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hành lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát.

Lầu Ngũ Phụng phía trên cổng Ngọ Môn. Ảnh: @linh_meo99
Lầu Ngũ Phụng phía trên cổng Ngọ Môn. Ảnh: @linh_meo99

Sau thời gian gần 2 thế kỷ cổng Ngọ Môn vẫn sừng sững và đánh mốc nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc!

Điện Thái Hoà

Điện Thái Hòa là nơi đăng quang của 13 triều đại vua Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong chế độ phong kiến thời xưa cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình.

Cổng vào điện Thái Hòa. Ảnh: @__hanguyenn
Cổng vào điện Thái Hòa. Ảnh: @__hanguyenn

Diện Thái Hòa nơi tổ chức sự kiện lớn. Ảnh: Sotaydulich
Diện Thái Hòa nơi tổ chức sự kiện lớn. Ảnh: Sotaydulich

Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn. Nằm ở phí Tây Tử Cấm Thành, cung Diên Thọ được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại của di tích Cố đô Huế.

Cung Diên Thọ là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn. Ảnh: @kanaria_phm
Cung Diên Thọ là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn. Ảnh: @kanaria_phm

Cung Diên Thọ giữa bao la hồ sen. Ảnh: @giadix.pb
Cung Diên Thọ giữa bao la hồ sen. Ảnh: @giadix.pb

Tử Cấm Thành

Cũng thuộc quần thể kiến trúc di tích Kinh Thành Huế. Tử Cấm Thành có nghĩa là thành cấm màu tía, tức nơi ở của thiên tử, cấm thường dân lui tới. Nơi đây là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và người hoàng tộc triều Nguyễn. Kiến trúc của Hoàng Thành cùng Tử Cấm Thành có mối liên hệ mật thiết với nhau về sự phân bố vị trí của công trình dựa theo chức năng sử dụng. Tử Cấm Thành gồm một vòng tường bao quanh khu vực với các cung điện: Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều và tổ chức yến tiệc), Điện Càn Thành (nơi vua ngủ nghỉ), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn, đọc sách), Khôn Thái (nơi ở của Qúy Phi),…

Ngự thư phòng nơi vua đọc sách. - Ảnh: Humber
Ngự thư phòng nơi vua đọc sách. – Ảnh: Humber

Tử Cấm Thành cổ xưa theo năm tháng. Ảnh: sưu tầm
Tử Cấm Thành cổ xưa theo năm tháng. Ảnh: sưu tầm

Tham gia một số hoạt động của Đại Nội Huế

Đến Huế ngoài du lịch các di tích cố đô Huế du khách cũng có thể tham gia vào một số hoạt động tổ chức ở đây. Bạn có thể tham quan Cung Điện trong Kinh Thành Huế vào ban đêm được tổ chức vào thứ 7 hàng tuần. Về đêm nơi này càng lung linh hơn bởi ánh điện ngập tràn, các nghi thức cung đình sẽ được tái hiện đầy đủ với các hoạt động nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt ở Huế cứ  2 năm một lần sẽ diễn ra Festival với nhiều hoạt động hấp dẫn. Một số hoạt động được tổ chức ở đây như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh quy bái tổ,…

Đại Nội Huế lung linh dưới ánh đèn trong đêm Festival Huế. Ảnh: Vietnamplus
Đại Nội Huế lung linh dưới ánh đèn trong đêm Festival Huế. Ảnh: Vietnamplus

Cổng Ngọ Môn huyền ảo dưới ánh đền. Ảnh: Canthotv
Cổng Ngọ Môn huyền ảo dưới ánh đền. Ảnh: Canthotv

Xem diễn văn nghệ buổi tối nơi Đại Nội Huế. Ảnh: Dandulich
Xem diễn văn nghệ buổi tối nơi Đại Nội Huế. Ảnh: Dandulich

Bên cạnh đó, khách tham quan còn được thưởng thức thêm những sơn hào hải vị của hoàng tộc ngày xưa trong chương trình dạ nhạc tiệc tái hiện các buổi Ngự yến Hoàng gia được tổ chức trong Đêm hoàng cung Festival Huế.

Đêm lễ hội thưởng thức sơn hào hải vị của hoàng tộc tại Festivel Huế. Ảnh: Vnecdn
Đêm lễ hội thưởng thức sơn hào hải vị của hoàng tộc tại Festivel Huế. Ảnh: Vnecdn

Trải qua bao bao thăng trầm, di tích Đại Nội Huế vẫn sừng sững uy nghiêm trước dòng chảy của thời gian. Nơi đây vẫn là mãi là tài sản quý báu của ông cha ta để lại cho con cháu thời sau. Du lịch Huế đừng quên lạc bước vào chốn cung đình nơi di tích cố đô Huế để trải nghiệm một cách đầy đủ cuộc sống của vua chúa thời xưa nhé!

No comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.

Tổng số lượt xem trang

Search This Blog

About me




a


XÁCH BA LÔ

KHÁM PHÁ CẢNH ĐẸP VIỆT NAM. Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khác nhau và mỗi hành trình luôn có nhiều điều mới mẻ, tuyệt vời để chúng ta khám phá. Cùng Xách Ba Lô đi hết thôi nào!

Mục lục khác

Translate

Mục lục chính

Translate

✍TỔNG HỢP NỘI DUNG QUAN TÂM

Pages

Trang

Trang

Pages